Skip to main content

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Enrollment in this course is by invitation only

Xin chào các bạn !

Chào mừng các bạn đến với môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học!

Là một trong bộ ba cấu thành chủ nghĩa Mác, ngoài triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin thì chủ nghĩa xã hội khoa học với mục đích nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa

Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lenin. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế... để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác-Lenin (bao gồm cả ba bộ phận). Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lenin khẳng định: "chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác". Vì triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó. V.I. Lenin nhận định: "bộ "Tư bản" - tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học... những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai".

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

✔  Là những học viên đã học xong môn Triết học Mác-Lênin và Kinh tế chính trị Mác-Lênin, thuộc chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng và có mong muốn lấy bằng Đại học

MỤC TIÊU KHÓA HỌC:

Sau khi hoàn thành khóa học này, các bạn có thể:

  1. Nêu được hoàn cảnh lịch sử và vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  2. Nêu được các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời phân tích được đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hôi khoa học
  3. Hiểu được về giai cấp công nhân cũng như đặc điểm của giai cấp công nhân. Đồng thời, phân tích được nội dung, đặc điểm và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  4. Hiểu được về giai cấp công nhân ngày nay và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới
  5. Nắm được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
  6. Nắm được về điều kiện ra đời, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
  7. Phân tích đặc điểm và tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  8. Phân tích được những đặc trưng cơ bản và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  9. Hiểu được nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phân tích bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
  10. Phân tích được mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
  11. Nắm được việc xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  12. Hiểu được cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phân tích được liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  13. Nắm được cơ cấu xã hội - giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  14. Phân tích được vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào Việt Nam
  15. Phân tích được vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
  16. Nắm được mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
  17. Nắm được khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình. Đồng thời, phân tích được cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  18. Phân tích được những yếu tố tác động đến gia đình và sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

                                          THÔNG TIN MÔN HỌC:

                                          Mã môn học: MLN131x_01-A_VN
                                          Tên môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
                                          Số tín chỉ: 2
                                          Thời gian học: 4 tuần 

                                          TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP:

                                          Trong môn học này, học viên sẽ tìm hiểu 7 chương, tương ứng với 7 bài học:

                                          Chương 1: trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học nhằm làm rõ quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học; đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học.

                                          Từ chương 2 đến chương 7: trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học như; sứ mệnh lịch sứ của giai cấp công nhân, Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, nghiên cứu vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; cơ cấu xã hội- giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội; những vấn đề dân tộc và tôn giáo, vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

                                          Trong thời gian học dự kiến là 4 tuần, việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với mentor để được giải đáp.

                                          ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA HỌC:

                                          • Môn học trang bị một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học
                                          • Cùng với các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn học khác giúp sinh viên có nhận thức tổng hợp toàn diện về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

                                          PHẢN HỒI TỪ HỌC VIÊN

                                          NGÔN NGỮ: Tiếng Việt

                                          GIẢNG VIÊN: 

                                          THIẾT KẾ MÔN HỌC : THS.Phạm Ngọc Anh

                                          • Trình độ chuyên môn:  Thạc Sỹ Triết Học
                                          • Nghề nghiệp: Giảng Viên
                                          • Nơi công tác: Đại Học FPT
                                          • Kinh nghiệm: 7 năm giảng dạy bộ môn Triết học

                                          PHẦN CHUNG

                                          ----------------------------------------------------------

                                          FUNiX WAY

                                          Mục đích của các chương trình học theo FUNiX Way là người học tự tin và thành thạo trong môi trường số, có thể kiếm tiền bằng nghề mà mình theo học hoặc sử dụng những gì đã học được để làm tốt hơn việc hiện tại, có động lực và khả năng nâng cao tay nghề, có thể làm thành viên dự án chuyên môn, và tham gia cộng đồng nghề như một thành viên có trách nhiệm.

                                          NGUỒN HỌC LIỆU 

                                          Với môn học này, chúng tôi tin tưởng giới thiệu với học viên tài nguyên MOOC chính của khóa học này là Bộ video bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo Dục và Đào tạo cung cấp.

                                          Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn.


                                          KÊNH PHẢN HỒI

                                          FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn