Skip to main content

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Enrollment in this course is by invitation only

                                                               Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Xin chào tất cả các bạn !

   Kinh tế chính trị Mác - Lênin hay kinh tế chính trị học Mác - Lênin là một lý thuyết kinh tế và là môn khoa học về kinh tế chính trị do C. Mác , Ăngghen và sau này là Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ bản chất, hiện tượng của các quá trình kinh tế để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liên quan đến học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lenin. Cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lenin là học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác.

   Sau khi học xong môn học này, người học sẽ nắm vững kiến thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường; Những vấn đề kinh tế - chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; có kỹ năng vận dụng các kiến thức của môn học để phân tích được một số vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, tiếp cận các môn chuyên ngành (đặc biệt các khối ngành kinh tế- QTKD), thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Chúc các bạn học tốt!


ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

✔  Đây là môn học tiên quyết thứ 2 trong chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng dành cho những người có mong muốn lấy bằng Đại học/Cao đẳng.


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  1. Nêu được sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin
  2. Nêu được các chức năng kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Hiểu được khái niệm sản xuất hàng hóa
  4. Nắm được điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
  5. Hiểu được về hàng hóa, cũng như hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
  6. Hiểu được các hình thái của giá trị
  7. Hiểu được bản chất, cũng như các chức năng của tiền tệ
  8. Hiểu được quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
  9. Hiểu được dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp của một số yếu tố khác của hàng hóa thông thường
  10. Năm được khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
  11. Trình bày vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
  12. Vận dụng được kiến thức về sản xuất hàng hóa, phân tích được trách nhiệm xã hội của người sản xuất hàng hóa đối với người tiêu dùng
  13. Vận dụng được kiến thức về hàng hóa, để chỉ ra những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
  14. Nắm được nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư
  15. Hiểu được phương pháp sản xuất trị thăng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
  16. Phân tích được bản chất của tích lũy tư bản
  17. Nêu được những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy tư bản
  18. Nắm được cái khái niệm về lợi nhuận, lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa
  19. Vận dụng giải quyết các vấn đề của người lao động gặp phải trong quá trình bán sức lao động
  20. Hiểu được khái niệm về độc quyền, độc quyền nhà nước
  21. Phân tích được quan hệ cạnh tranh ở các trạng thái độc quyền
  22. Nắm được năm đặc điểm của độc quyền
  23. Phân tích được biểu hiện mới
  24. Nắm được biểu hiện mới của độc quyền nhà nước
  25. Phân tích được vai trò của chủ nghĩa tư bản
  26. Phân tích được mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
  27. Vận dụng để đánh giá tác động của độc quyền với nền kinh tế
  28. Phân tích được tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  29. Nêu được những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  30. Phân tích được những nhiệm vụ chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  31. Nêu được khái niệm, đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế
  32. Nêu được nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
  33. Phân tích được những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
  34. Phân tích được tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
  35. Vận dụng để đưa ra được những giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.


THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

Tên môn học:   Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Mã môn học:    MLN122x_01-A_VN

Số tín chỉ:         3

Thời gian học:  6 tuần


TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP

Học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin bao gồm 6 bài học:

  • Bài 1: trình bày về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin. 
  • Bài 2 đến Bài 4: trình bày nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác –Lênin về hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường. 
  • Bài 5 và Bài 6: trình bày những vấn đề chủ yếu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC

Môn học tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là:

  • Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa (trong chủ nghĩa Tư bản)
  • Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản xuất giá trị thặng dư
  • Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
  • Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
  • Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

NGÔN NGỮ: Tiếng Việt

CHUYÊN GIA THIẾT KẾ MÔN HỌC

Nguyễn Nghị Thanh

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Giáo Dục Học, Tiến sỹ Triết Học
  • Nghề nghiệp: Giảng viên
  • Nơi công tác: Khoa Khoa Học Chính Trị - Đại học Nội Vụ Hà Nội
  • 9 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Triết học và Khoa học xã hội, Đại học FPT
  • 5 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài bằng Tiếng Anh
  • Xuất bản 9 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo về Triết học, Tài chính công, kinh tế lượng...

Phạm Ngọc Anh

  • Trình độ chuyên môn:  Thạc Sỹ Triết Học
  • Nghề nghiệp: Giảng Viên
  • Nơi công tác: Đại Học FPT
  • Kinh nghiệm: 7 năm giảng dạy bộ môn Triết học

CHUYÊN GIA PHẢN BIỆN MÔN HỌC

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Triết học
  • Nghề nghiệp: Giảng viên
  • Nơi công tác: Khoa Lý Luận Chính Trị - Trường Đại học Xây Dựng
  • Kinh nghiệm: 16 năm giảng dạy bộ môn Triết học

    FUNIX WAY

    Mục đích của các chương trình học theo FUNiX Way là người học tự tin và thành thạo trong môi trường số, có thể kiếm được thu nhập bằng nghề mà mình theo học hoặc sử dụng những gì đã học được để làm tốt hơn việc hiện tại, có động lực và khả năng nâng cao tay nghề, có thể làm thành viên dự án chuyên môn và tham gia cộng đồng nghề như một thành viên có trách nhiệm.


    NGUỒN HỌC LIỆU

    Với khóa học Kinh tế chính trị Mác-Lenin FUNiX sử dụng nguồn học liệu lấy từ bộ video bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Trình học phần Kinh tế chính trị Mác-Lenin do Bộ Giáo Dục và Đào tạo cung cấp.

    Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn.


    KÊNH PHẢN HỒI

    FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn.