Skip to main content

Hệ thống thông tin

Enrollment in this course is by invitation only

Hệ thống thông tin

Xin chào các bạn!

Hệ thống thông tin là môn học nhằm giúp cho người học có kiến thức cơ bản và nâng cao về các hệ thống thông tin, các phương pháp tiếp cận và quản lý dữ liệu, cũng như các kỹ năng về phân tích và thiết kế hệ thống. Trong 2 phần đầu tiên, học viên hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản của kĩ thuật phần mềm, và hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để xây dựng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, thêm vào đó là việc sử dụng git và github trong các bài toán xây dựng phần mềm thực tế.

Ở phần 3, học viên sẽ được học về các phần của hệ điều hành, giao diện người dùng, các tiến trình và luồng, bảo mật và quản lý, hệ thống tập tin, bộ nhớ ảo và chia sẻ tài nguyên của mạng. Ngoài ra, học viên cũng được thực hành với hệ điều hành Linux thông qua các câu lệnh thao tác cơ bản và nâng cao, sử dụng ngôn ngữ C trong việc lập trình với Bash Shell.

Trong phần cuối cùng, học viên sẽ được tiếp cận với các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, bao gồm mô hình OSI, giao thức TCP/IP, các loại mạng và thiết bị mạng, cách cài đặt và cấu hình các thiết bị mạng, và cách sử dụng các công cụ để kiểm tra và giám sát mạng liên quan đến mạng máy tính thông qua công cụ Wireshark để đo lường và phân tích thông tin dữ liệu mạng.

Môn học sẽ có 4 phần, gồm 21 bài học. Mỗi bài sẽ có một số đoạn video yêu cầu học viên phải xem kỹ, một hoặc một số bài đọc thêm và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Xen kẽ giữa các bài học là những bài thực hành yêu cầu sinh viên vận dụng lý thuyết để thực hành thường phải tạo ra thông qua việc kết hợp các kiến thức về phát triển dự án phần mềm, hệ điều hành và mạng máy tính.

Chúc các bạn học tốt!


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • So sánh, đối chiếu các phương pháp luận xây dựng phần mềm liên quan tới các ràng buộc về môi trường, tổ chức và sản phẩm.
  • Thể hiện khả năng vận dụng hiệu quả vào các quy trình/thực tiễn Agile cho xây dựng phần mềm.
  • Vận dụng các kỹ thuật/phương pháp thao tác và làm việc với GIT.
  • Hiểu và thao tác với các chức năng cơ bản của hệ điều hành.
  • Sử dụng lệnh shell cơ bản trong hệ thống Linux.
  • Hiểu và thao tác với quản lý tiến trình và thuật toán lập lịch trong CPU.
  • Hiểu và giải thích được khái niệm cơ bản về mạng máy tính, chức năng, hoạt động của một số tầng và giao thức điều khiển trong mô hình TCP/IP.
  • Cấu hình được các thông số cơ bản cho nút mạng và sử dụng các công cụ để kiểm tra kết nối mạng.
  • Sử dụng được các công cụ kiểm tra và phân tích hoạt động của dịch vụ.


TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP

Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 4 phần với 21 bài học. Xuyên suốt các bài học và cuối mỗi học phần, các bài thực hành Lab và bài tập lớn (Assignment) sẽ giúp các bạn tăng cường việc ghi nhớ và vận dung lý thuyết đã học vào các bài toán thực tế. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.

Trong thời gian học (dự kiến là 6 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.


CẤU TRÚC MÔN HỌC

Phần 1: Các phương pháp và quy trình xây dựng phần mềm

  • Bài 1 - Quy trình xây dựng phần mềm
  • Bài 2 - Kiến trúc phần mềm
  • Bài 3 - Thiết kế, thực thi và triển khai phần mềm
  • Bài 4 - Kiểm thử phần mềm
  • Bài 5 - Các mô hình phần mềm truyền thống - phần 1
  • Bài 6 - Các mô hình phần mềm truyền thống - phần 2

Phần 2: Xây dựng phần mềm với Agile

  • Bài 7 - Agile cơ bản
  • Bài 8 - Yêu cầu phần mềm và lập kế hoạch với Agile
  • Bài 9 - Scrum
  • Bài 10 - XP
  • Assignment 01 - Thiết kế FUNiX Passport

Phần 3 - Tổng quan về hệ điều hành

  • Bài 11 - Tổng quan về hệ điều hành
  • Bài 12 - Tiến trình và đa chương trình
  • Bài 13 - Các dạng của bộ lập lịch CPU
  • Bài 14 - Các dạng của thuật toán lập lịch
  • Assingment 02 - Lập trình với Bash Shell

Phần 4 - Tổng quan về hệ thống mạng

  • Bài 15 - Tổng quan về mạng máy tính
  • Bài 16 - Các thiết bị trong mạng
  • Bài 17 - Tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu
  • Bài 18 - Tầng mạng
  • Bài 19 - Tầng giao vận

    Bài 20 - Tầng ứng dụng và các dịch vụ phổ biến trên Internet

    Bài 21 - Các dịch vụ mạng: DNS, DHCP và NAT

    Assingment 03 - Phân tích thông tin dữ liệu mạng


CHUYÊN GIA THIẾT KẾ MÔN HỌC

THIẾT KẾ MÔN HỌC: Th.S Nguyễn Hải Nam



Nguồn học liệu

Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.

Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nghiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.

Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Learn to Program in Java và Object Oriented Programming in Java


Kênh phản hồi

FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn

  1. Course Number

    IMS101x.1.0.VN
  2. Classes Start