Khoa học máy tính với Python 3
Khoa học máy tính với python 3
Xin chào các bạn!
Khoa học máy tính với Python 3 – môn học thứ ba trong chương trình Khoa học máy tính với Python tại FUNiX. Tiếp nối với các sản phẩm về ứng dụng lập trình và trò chơi trong hai môn học trước đó, môn học này sẽ giúp các bạn nâng cấp sản phẩm của mình lên một level mới qua việc áp dụng những kiến thức chuyên sâu hơn. Không dừng ở việc giữ sản phẩm đó cho riêng mình, các bạn nhỏ còn có thể chia sẻ tới người thân và bạn bè để trải nghiệm sản phẩm của mình.
Môn học bao gồm 2 học phần, mỗi phần sẽ giảng dạy các bạn các kiến thức về lập trình phần mềm, game, cuối mỗi học phần học viên sẽ được mentor hướng dẫn tạo ra một dự án của riêng mình. Môn học được thiết kế được theo dạng vừa học vừa thực hành, các bạn sẽ học thông qua việc xem video và thực hành trên nền tảng Codecombat. Các bạn hãy chuẩn bị thật tốt để có thể hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.
Chúc các bạn học tốt!
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:
- Phát triển kỹ năng lập trình – biết cách giao tiếp với máy tính thông qua ngôn ngữ lập trình Python.
- Hiểu được các tác vụ trên máy tính và nắm được cách sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề về tính toán, logic.
- Áp dụng kiến thức đã học để tạo nên 1 sản phẩm có giá trị
- Biết diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ một cách chặt chẽ, logic.
- Rèn luyện khả năng tư duy logic, sáng tạo và khả năng xử lý vấn đề.
TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP
Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 2 học phần, tương ứng với 12 chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ có một (hoặc vài) đoạn video yêu cầu học viên phải xem kỹ. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.
Trong thời gian học, nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Phần 1: CS3 - Khoa học máy tính 3
- Level 1-6: Phép nối & Số học
- Level 7-13: Ôn lại về thuộc tính
- Level 14-19: Hàm trả về
- Level 20-25: Toán tử so sánh
- Level 26-35: Toán tử logic
- Level 36-43: Chuyển động tương đối
- Level 44-48: Time & Health
- Level 49-63: Break & Continue
Phần 2: GD3- Game với Python 3
- Level 1-2: Khung hình (Frame)
- Level 3-4: Thuộc tính vị trí
- Level 5-6: Chuyển động (Movement)
- Level 7-10: Runner Step
Chuyên Gia thiết kế khoá học
THIẾT KẾ MÔN HỌC: Th.S Nguyễn Hải Nam
- Thạc sĩ Khoa học Máy tính, Đại học Cassino, Ý
- Head of xSeries Department, FUNiX
- Online profile: https://www.linkedin.com/in/hai-nam-nguyen-474587119/
NGUỒN HỌC LIỆU
Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.
Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nhiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.
Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Coursera, tutorialspoint, edX Training, or Udemy.
KÊNH PHẢN HỒI
FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn