Skip to main content

Kiến trúc đám mây AWS

Enrollment in this course is by invitation only

Kiến trúc đám mây AWS

Xin chào các bạn!

Amazon Web Service (AWS) là một trong những nền tảng dịch vụ đám mây an toàn. Khả năng tính toán lẫn lưu trữ dữ liệu được tích hợp trọn vẹn nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thể ngày càng mở rộng và phát triển nhanh chóng. Giải pháp đám mây thường được dùng để xây dựng hầu hết những ứng dụng phức tạp nhưng vẫn mang đến sự linh hoạt và khả năng xử lý tuyệt vời. Đặc biệt là mức độ bảo mật của nền tảng đám mây này được đánh giá gần như tuyệt đối.

Cloud Computing là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS).

Ở môn học này, bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về từng Layer trong một kiến trúc Điện toán Đám mây hoàn chỉnh, cùng với đó là tìm hiểu kỹ hơn về các dịch vụ giúp xây dựng Layer đó, các cơ chế/chức năng của dịch vụ đó để hệ thống được hoàn thiện hơn. Bạn cũng sẽ được tìm hiểu về các quy tắc, cách sử dụng các dịch vụ mà AWS hỗ trợ để xây dựng kiến trúc đảm bảo các tính chất sau: Tính sẵn sàng, độ khả dụng cao, tính linh hoạt, bảo mật, tiết kiệm chi phí. Bạn cũng sẽ được giới thiệu về các dạng kiến trúc khác nhau cùng với ưu/nhược điểm và các dịch vụ tương ứng trên AWS.

Chúc các bạn học tốt!


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Biết được các tầng (Layer) trong kiến trúc Cloud và lựa chọn được dịch vụ/ giải pháp phù hợp.
  • BIết cách tối ưu hiệu suất cũng như chi phí của các cơ sở hạ tầng được xây dựng trên AWS.
  • Xây dựng được cơ sở hạ tầng có thể thay đổi quy mô, có tính tin cậy, khả dụng cao, tính linh hoạt và khả năng khắc phục sau sự cố.
  • Hiểu và xây dựng được các dạng kiến trúc khác nhau trên AWS: Decoupled, Microservices, Serverless,...


TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP

Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 2 phần, gồm 15 bài học. Xuyên suốt các bài học và cuối mỗi học phần, các bài thực hành Lab và bài tập lớn (Assignment) sẽ giúp các bạn tăng cường việc ghi nhớ và vận dụng lý thuyết đã học vào các bài toán thực tế. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.

Trong thời gian học (dự kiến là 6 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.


CẤU TRÚC MÔN HỌC

Phần 1: Xây dựng kiến trúc Cloud

  • Bài 1: Giới thiệu về bài toán
  • Bài 2: Giới thiệu về AWS Cloud Architecting
  • Bài 3: Bổ sung Storage Layer
  • Bài 4: Bổ sung Compute Layer
  • Bài 5: Bổ sung Database Layer
  • Bài 6: Tạo AWS Networking Environment
  • Bài 7: Kết nối với Network
  • Bài 8: Securing User và Application Access
  • Assignment 1 - Xây dựng kiến trúc cho Blog cá nhân

Phần 2: Triển khai kiến trúc Cloud

  • Bài 9: Triển khai các tính chất Elasticity, High Availability, và Giám sát
  • Bài 10: Tự động hóa kiến trúc của bạn
  • Bài 11: Caching Content
  • Bài 12: Xây dựng Decoupled Architectures
  • Bài 13: Xây dựng Microservices và Serverless Architectures
  • Bài 14: Application Integration Services
  • Bài 15: Lập kế hoạch khắc phục sau thiên tai
  • Assignment 2 - Xây dựng ứng dụng Reminder với kiến trúc Serverless

CHUYÊN GIA THIẾT KẾ MÔN HỌC

THIẾT KẾ MÔN HỌC: Anh Diệp Bảo Quốc Thái

  • Service Delivery Manager Cloud & DevOps tại EPAM System
  • AWS Authorized Instructor
  • Microsoft Certified Trainer

PHẢN BIỆN MÔN HỌC: ThS. Nguyễn Văn Hiển

  • Thạc sĩ ngành Kỹ thuật phần mềm, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Co-founder & CTO tại Zen8Labs và BetterMetrics
  • Agile Coach, Trainer, Speaker tại GURUnH

NGUỒN HỌC LIỆU

Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.

Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nhiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.

Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Coursera, tutorialspoint, edX Training, or Udemy.


KÊNH PHẢN HỒI

FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn